Quy trình đấu thầu gồm mấy bước, các bước trong quy trình đấu thầu như thế nào? Thực hiện đúng thủ tục, trình tự các bước đấu thầu để đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng, chính xác.
Các bước trong quy trình đấu thầu là một trình tự thủ tục quan trọng cần phải nắm rõ. Để đảm bảo sự chính xác, tính minh bạch, khách quan, công bằng và đạt hiệu quả tối ưu, bắt buộc phải thực hiện đúng quy trình đấu thầu theo quy định pháp luật. Dưới đây sẽ là các thông tin về quy trình đấu thầu gồm mấy bước, và trình tự các bước đấu thầu chuẩn nhất theo quy định của pháp luật hiện hành mà bạn không nên bỏ lỡ.
Khái quát đấu thầu
Có thể bạn quan tâm : Thiết kế hồ sơ năng lực
Tại khoản 12 điều 4 Luật Đấu thầu 2013, khái niệm đấu thầu được giải thích như sau:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Như vậy, có thể hiểu nôm na đấu thầu là một hoạt động lựa chọn chủ thầu thi công, cung cấp dịch vụ theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Từ đó đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế.
Có nhiều loại hình thức đấu thầu đa dạng để có thể lựa chọn được chủ thầu hiệu quả nhất bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, Chào hàng cạnh tranh, Mua sắm trực tiếp, Tự thực hiện, Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt và Tham gia thực hiện của cộng đồng.
Để đảm bảo thực hiện quy trình, thủ tục đấu thầu đúng theo quy định của pháp luật, bạn cần nắm rõ được các bước trong quy trình đấu thầu và trình tự các bước đấu thầu như thế nào.
các bước trong quy trình đấu thầu
Quy trình đấu thầu gồm mấy bước? Dưới đây là các bước trong quy trình đấu thầu bạn cần nắm:
Bước 1: Mời thầu.
Các bước tiến hành mời thầu cũng đã được quy định rõ ràng trong pháp luật hiện hành. Khi thực hiện mở và mời thầu, cần đảm bảo tiến hành đúng các công việc sau:
⦁ Sơ tuyển nhà thầu theo điều 217 Luật Thương mại năm 2005: “Bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra.” Việc thực hiện sơ tuyển nhà thầu nhằm đảm bảo giới hạn được đối tượng nhà thầu có năng lực và đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả cao.
⦁ Chuẩn bị hồ sơ mời thầu theo khoản 1 điều 218 luật này:
“Hồ sơ mời thầu bao gồm:
- Thông báo mời thầu;
- Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
- Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
- Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.”
Hồ sơ mời thầu phải được đảm bảo rõ ràng, minh bạch nội dung thầu để cam kết rằng mọi chủ thầu đều có cơ hội ngang nhau và cạnh tranh một cách công bằng, công tâm nhất. Trường hợp có sửa đổi nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến các bên dự thầu trước thời hạn nộp hồ sơ dự thầu cuối cùng ít nhất 10 ngày.
Các bên nhà thầu tiềm năng có trong danh sách chuẩn bị hồ sơ dự thầu nộp trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện tới địa chỉ trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Hồ sơ dự thầu không đúng hạn sẽ không được chấp nhận và trả lại cho bên thầu.
Bước 2: Dự thầu
Xem thêm: Những lưu ý khi nộp hồ sơ thầu
Các bước trong quy trình đấu thầu tiếp sau mời thầu là dự thầu, mở thầu, đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu, xếp hàng, lựa chọn nhà thầu, và thông báo kết quả và ký hợp đồng.
Với bước dự thầu, bên mời thầu phải có trách nhiệm chỉ dẫn, các thủ tục áp dụng và giải đáp thắc mắc của bên dự thầu theo quy định tại Điều 220, 221, 222 và 223 của Luật Thương mại 2005.
Bên dự thầu có thể phải nộp 1 khoản phí bảo đảm dự thầu bằng cách đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu. Dự tính phí không quá 3% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đấu thầu. Trường hợp bên thầu không trúng thầu sẽ được trả lại phí trong thời hạn 7 ngày làm việc từ ngày công bố kết quả. Trường hợp bên dự thầu rút hồ sơ sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu, không ký hợp đồng hoặc từ chối hợp đồng khi trúng thầu sẽ không được nhận lại phí bảo đảm.
Bước 3: Mở thầu
Trình tự các bước đấu thầu sau mời thầu và dự thầu là mở thầu. Tại điều 224 đến 226 luật này, mở thầu được hiểu là thực hiện mở hồ sơ dự thầu công khai trong 1 ngày ấn định hoặc không có ngày ấn định, ngày mở thầu sẽ là ngày ngay sau thời điểm đóng thầu. Bên thầu có thể tham dự mở thầu. Bên mời thầu có quyền yêu cầu bên dự thầu giải thích nội dung trong hồ sơ dự thầu và được lập thành biên bản và 2 bên có mặt phải ký kết vào văn bản.
Biên bản mở thầu phải đảm bảo đầy đủ các nội dung: Tên hàng hóa, dịch vụ; thời gian, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của 2 bên mời thầu và dự thầu; giá bỏ thầu của bên dự thầu; các nội dung sửa đổi liên quan (nếu có).
Bước 4: Đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu.
các bước trong quy trình đấu thầu không thể thiếu bước đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu này để đảm bảo lựa chọn ra được chủ thầu hợp tác đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Bước 5: Xếp hàng, lựa chọn nhà thầu cụ thể tại điều 229 luật này.
Bước 6: Thông báo kết quả thầu và ký hợp đồng được ghi nhận theo điều 230 luật này.
Trên đây là các bước trong quy trình đấu thầu cũng như trình tự các bước đấu thầu bạn cần nắm để tham gia đấu thầu thành công, hiệu quả.
xem thêm các dịch vụ thiết kế tại: https://designbold.com/agency/