Chuẩn bị sẵn sàng cho dự án đấu thầu sắp tới, liệu bạn đã biết rõ Hồ sơ dự thầu là gì và gồm những tài liệu hoàn chỉnh nào hay chưa?
Trong một dự án đấu thầu, việc chuẩn bị đầy đủ các thủ tục liên quan là vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào từng loại dự án mà doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ khác nhau. Vì vậy, ngay cả đối với một số nhà thầu đã có kinh nghiệm trước đó cũng không tránh khỏi bối rối khi chuẩn bị tài liệu cần có. Vậy Hồ sơ dự thầu là gì, cần chuẩn bị những tài liệu nào, tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây
Khái niệm Hồ sơ dự thầu là gì
Giải đáp thắc mắc Hồ sơ dự thầu là gì thì Theo khoản 31 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định rõ: Hồ sơ dự thầu là tất cả các tài liệu từ nhà thầu/nhà đầu tư tạo lập và gửi đến bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu.
Xem thêm : Những lưu ý khi nộp hồ sơ thầu
Hồ sơ dự thầu được hiểu đơn giản là tài liệu do nhà thầu nộp cho bên mời thầu. Hồ sơ này cần đáp ứng hồ sơ yêu cầu và hồ sơ mời thầu của từng đơn vị. Các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu phụ thuộc vào từng loại gói thầu và được quy định trong hồ sơ mời thầu của gói thầu về mua sắm hàng hóa.
Hồ sơ dự thầu gồm những gì để chuẩn bị đầy đủ
Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể hồ sơ dự thầu gồm những gì theo loại tài liệu hay số lượng tài liệu cần có. Một cách khái quát thì hồ sơ dự thầu được lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và phải được đối chiếu tại khoản 29 Điều 4 quy định trong Luật Đấu thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế.
Xem thêm : Các hình thức đấu thầu
Trong đó, bộ hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh tuân theo các yêu cầu cho một dự án/gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu/nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ để n chọn nhà thầu/nhà đầu tư.Cụ thể hơn, theo Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu được lập sẽ tùy thuộc vào các lĩnh vực, trường hợp khác nhau là:
Gói thầu gói thầu mua sắm hàng hóa/xây lắp
Theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT và Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT, các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu Đối với gói thầu xây lắp và gói thầu mua sắm hàng hóa cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
⦁ Đơn dự thầu (theo mẫu)
⦁ Thỏa thuận liên danh (Nếu nhà thầu liên danh)
⦁ Bảo đảm dự thầu
⦁ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu và người sẽ ký vào đơn dự thầu
⦁ Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực/kinh nghiệm của nhà thầu;
⦁ Đề xuất kỹ thuật, phương án kỹ thuật thay thế, giá và các bảng biểu đối với gói thầu
⦁ Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và bảng dữ liệu đấu thầu.
Gói thầu về dịch vụ tư vấn
Theo Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT, bộ hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh đối với gói thầu dịch vụ tư vấn sẽ bao gồm:
- Hồ sơ đề xuất kỹ thuật:
+ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ/ năng lực và các kinh nghiệm của nhà thầu
+ Đơn dự thầu (theo mẫu)
+ Giấy ủy quyền (nếu nhà thầu ủy quyền người khác tham gia đấu thầu)
+ Văn bản thỏa thuận liên danh (nếu nhà thầu liên danh)
+ Văn bản về cơ cấu/ tổ chức của đơn vị nhà thầu
+ Đề xuất kỹ thuật giải pháp và phương pháp luận tổng quan để thực hiện dịch vụ tư vấn đối với gói thầu
+ Danh sách và Lý lịch chuyên gia tham gia/thực hiện dịch vụ tư vấn trong gói thầu này
+ Văn bản xác định tiến độ công việc
+ Các nội dung khác từ Bảng dữ liệu đấu thầu.
- Hồ sơ đề xuất tài chính:
+ Đơn dự thầu (theo mẫu)
+ Văn bản tổng hợp chi phí cần có để thực hiện gói thầu
+ Thù lao và chi phí khác cho chuyên gia tư vấn tham gia vào gói thầu
+ Bảng phân tích các chi phí thù lao dành cho chuyên gia tư vấn.
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn
Dựa theo Mục 12 – Chương I – Phần thứ nhất thuộc Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT, hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn cũng được thực hiện theo những yêu cầu hồ sơ mời thầu. Nhưng nhìn chung, hồ sơ dự thầu cần chuẩn bị tương tự đối với gói thầu xây lắp.
Dự án đầu tư đấu thầu dưới hình thức đối tác công tư
Đối với đầu tư dưới hình thức đối tác công tư, nhà thầu sẽ chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo nội dung cụ thể của từng hồ sơ mời thầu của đơn vị. Các giấy tờ này sẽ căn cứ theo Thông tư 15/2016/TT-BKHĐT, bao gồm:
- Hồ sơ đề xuất kỹ thuật:
+ Đơn dự thầu;
+ Tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ/năng lực của nhà thầu và người ký đơn dự thầu;
+ Giấy ủy quyền (nếu nhà thầu ủy quyền người khác tham gia đấu thầu)
+ Thỏa thuận liên danh của nhà thầu (nếu nhà thầu liên danh)
+ Bảo đảm dự thầu
+ Các tài liệu cập nhật/xác định năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
+ Đề xuất kỹ thuật,…
- Hồ sơ đề xuất tài chính:
+ Đơn dự thầu;
+ Đề xuất tài chính thiết yếu đối với gói thầu
+ Bảng biểu các thông tin cần có của một hồ sơ dự thầu,…
Nhìn chung, với các thông tin kể trên thì bạn đọc phần nào có thể được giải đáp thắc mắc Hồ sơ dự thầu là gì và các loại giấy tờ trong hồ sơ dự thầu không thiểu. Tùy theo yêu cầu mời thầu và các căn cứ pháp luật quy định, mỗi phân loại dự án sẽ có điều chỉnh các giấy tờ khác nhau. Với từng dự án cụ thể, quý khách hàng có thể tham khảo các thông tin từ các dự án đấu thầu tương tự hoặc tìm kiếm tư vấn từ chuyên gia để chuẩn bị bộ hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh nhất!
Xem thêm các dịch khác tại: https://designbold.com/agency/